Google đã cũng cấp rất nhiều công cụ giúp cho quá trình tối ưu hóa công vụ tìm kiếm (SEO) trở nên hiệu quả hơn. Một công cụ đã rất quen thuộc với những người làm Seo là Google Analytics – công cụ phân tích website. Công vụ này đã giúp những người dùng kể cả những người mới làm Seo có thể sử dụng 1 cách dễ dàng để cải thiện lưu lượng truy cập web (traffic). Nhưng một công cụ tuyệt với hơn cả mà Google mang lại là công cụ quản trị web (Google Webmaster Tools). Có thể khẳng định rằng Google Webmaster Tool cung cấp cho những chuyên gia nghiện cứu về công cụ tìm kiếm web một quan điểm hoàn toàn mới về cách lập chiến dịch SEO cũng như cách đánh giá kết làm SEO của mình.
Dưới dây là một nhận định sâu sắc về cách sử dụng GMT để tối ưu hóa chiến dịch Seo của bạn.
Google Webmaster Tool: Tổng quan
GWT là một công cụ hiệu quả trong việc đáng giá khả năng SEO của người dùng. Để hiểu rõ hơn về thế mạnh của những công cụ này, chúng ta hãy tập trung vào những lợi ích mà nó mang lại: GWT giúp bạn có thể xem trang web như được hiển thi khi xem bằng google, thống kê danh mục các trang trong website, chỉ ra link nào đang được người xem click, từ khóa phổ biến nhất trong website và còn nhiều lợi ích tuyệt vời hơn thế nữa...
Những website mà được thiết lập GWT được hoàn thiện bởi 1 danh mục nội dung khá đầy đủ và xếp hạng cao trên các trang kết quả của bộ máy tìm kiếm. Ngoài ra, nếu nghiên cứu về Google Webmaster Tools một cách chuyên sâu hơn, bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều những thông tin, đó có thể là tiền đề gây dựng nên những chiến thuật vàng cho người làm Seo
Nếu chưa thiết lập trang web với công cụ Google Webmaster Tool, thì hãy bắt đầu ngay bây giờ với những bước vô cùng đơn giản. Đăng kí một tài khoản google, đăng nhập vào trang điều khiến của GWT, từ đây bạn có thể add công cụ này vào webstie ngay lập tức.
Tiếp theo, hãy xác minh tên miền website. Tùy thuộc vào máy chủ mà google sẽ xác minh tên miền như thế nào. Nhưng thông thương, việc xác minh này thông qua 2 bước rất đơn giản.
Sau đó, GWT yêu cầu tùy chọn khác nhau như: bạn phải tải lên tập tin html cho thư mục gốc của website hoặc xác nhận quyền sở hữu qua Google Anytics nếu công cụ này đã được cái đặt trên website của bạn. Sau khi bạn xác minh website, GWT sẽ bắt đầu được kích hoạt trong vòng 24 – 28 tiếng sau đó.
Những chức năng của Google Webmaster mà bạn nên dử dụng.
Ngay sau khi web được thiết lập công cụ này, hãy đăng nhập để làm quen với giao diện của công cụ. Bạn có thể sử dụng chức năng hướng dẫn để có thể sử dụng công cụ một cách dễ dàng hơn
Chức năng cốt lỗi của GWT là xử lý các dữ liệu web: thống kê lưu lượng truy cập web, Trang nào trong website đang có người truy cập, sô lần click của từng trang...
Phân tích kỹ các dữ liệu đó, bạn sẽ thu được rất nhiều thông tin bổ ích cho website của bạn, Hơn thể nữa, từ những dữ liệu được ghi nhận này, bạn có thể nhanh chóng xây dựng 1 kế hoạch cho chiến dịch SEO tiếp theo của mình.
Tìm kiếm truy vấn
Những câu hỏi tìm kiếm web cung cấp cho bạn những thông tin về lưu lượng truy cập và thông tin mà người truy cập quan tâm
Tại sao GWT không cần thiết phải kết hợp Google Analytics để đánh giá thông tin một cái nhìn sâu sắc hơn? Thực tế thấy răng, GWT cung cấp một cái nhìn hoàn toàn khác, toàn diện hơn về website. Nó không chỉ cho bạn 1 phân tích đầy đủ về lưu lượng truy cập web mà còn chỉ cho bạn cách cải thiện lưu lượng truy cập qua những thông tin và xếp hạng của trang web trên kết quả của những công cụ tìm kiếm.
Mục tìm kiếm vấn đáp được chia theo 5 hướng chính:
- Câu hỏi tìm kiếm: Những câu hỏi có thể cung cấp thứ hạng từ khóa website của bạn trên google. Đó là cách hiệu quả nhất để đánh giá quá trình làm viêc của bạn với website. Hãy nhớ rằng việc xếp hạng từ khóa có nghĩa là mức độ xuất hiện của nó trong những trang kết quả mà các công cụ tìm kiếm trả về - không nhất thiết là từ khóa đó mang lại lượng truy câp cao. Điều này giúp bạn có thể nhanh chóng phát hiện ra những từ khóa liên quan gần hơn với kết quả những cũng đồng nghĩa với việc phải đẩy mạnh việc tối ưu hóa cho nội dung cũng như các liên kết của website.
- Câu hỏi hiển thị: Nếu bạn đã có lần thắc mắc có bao nhiêu người truy cập website của bạn qua 1 từ khóa cụ thể, thì công cu này hiển thị cho bạn kết quả đó. Nó đồng thời cũng cung cấp cho bạn thông tin về số lượng người đã truy cập vào những phần nội dung cụ thể trên website. Đây cũng là một cách để khẳng định lại giá trị của các từ khóa cũng như kiểm tra lại lưu lượng truy cập mà bạn đã xem ở Google hay các thiệt bị khác.
- Số lần click: Trong số những người đang truy cập vào website của bạn, có bao nhiêu người đang click. Chức năng này còn cung cấp cho bạn số lượng người đang click vào website của bạn từ kết quả tìm kiếm.
- Tỉ lệ số click (CTR): Tỉ lệ số người click vào website trên các kết quả tìm kiếm được tạo ra. Nếu tỉ lệ này thấp, đồng nghĩa với việc bạn nên cải thiện phần mô tả website. Phần mô tả đó cần được viết sao cho liên quan hơn với những từ khóa tìm kiếm hoặc bạn có thể thêm những thông điệp rõ ràng cụ thể hơn trong các tag tiêu đề. Hoặc bạn cũng nên xem xét đến những công cụ, dịch vụ để cái thiện vấn đề này. Ví dụ như việc sử dụng dịch vụ tính tiền trên mỗi click (pay per click) sẽ làm cho tần suất hiện kết quả từ khóa website được cải thiện rõ rệt.
- Xếp hạng: dữ liệu thống kê sẽ cho biết website của bạn đứng thứ bao nhiều với mỗi từ khóa được tìm kiếm. Ví dụ phần lớn lượng truy cập vào website đến từ kết quả tìm kiếm trong trang 2 của công cụ tìm kiếm, thì bạn nên xem xét quá trình làm việc với website và tìm ra những yếu tố ảnh hưởng khác, cũng như cách khắc phục vẫn đế đó.
Phân tích sự thay đổi của dũ liệu để xác định xu hướng của website trong thời gian tới.
Nếu bạn vừa tung ra một chiến lược Seo mới và muốn xem hiệu quả của nó, thì cách tốt nhất bạn nên làm là sử dụng chức năng “with change”. Khi bạn đang ở trong phần tìm kiếm vấn đáp, kích hoạt nút “With change”. Chức năng sẽ giúp hiển thị những số liệu thống kê hiên tại, và sự thay đổi của số liệu đó theo thời gian từ trước đến nay.
Những dữ liệu này rât hữu ích. Nó giúp bạn update thứ hạng thay đổi của website trên google cũng như cho biết sự ảnh hưởng của những thay đổi đó. Theo dõi những thông tin này trong 1 thời gian dài là cách tốt nhất để bạn tạo ra được những chiến thuật SEO mới cũng như mở rộng kiến thức SEO của chính mình.
Đi sâu vào từng từ khóa
Để xem tính hiệu quả của website với mỗi từ khóa, tìm kiếm cụm từ “ Drilling Into Individual Keywords” trên hộp tìm kiếm. Việc tìm hiểu sâu thêm về từng từ khóa sẽ cho bạn thấy rằng web nào đang đứng đầu với từ khóa đó. Không những thế, có sẽ giúp bạn hiểu hơn về những thành công mà Seo mang lại cũng như hình thành nhiều ý tưởng trong chiến lược Seo của chính mình.
Chức năng này còn chỉ rõ cho bạn biết liệu những phần nội dung trong website có thực sự hiệu quả với những từ khóa được tìm kiếm. Từ đây, bạn sẽ phát hiện ra những phần nội dung còn thiếu bằng những từ khóa không hiện thị kết quả. Nghiên cứu từng từ khóa còn hỗ trợ bạn khi bạn muốn phát triển những nội dung mới trên website như: blog post, video...
Tìm ra những giải pháp mới bằng việc xem xét những web xếp thứ hạng đầu trong kết quả tìm kiếm.
Bằng việc sử dụng mục “tìm kiếm vấn đáp”, bạn sẽ nhìn thấy những trang trên website của bạn thu hút được nhiều lượt truy cập và click nhất. Từ đó bạn có thể xem xét việc đầu tư vào trang đó, nâng cấp, thêm quảng cáo . . . để gặt hái nhiều những cơ hội mới.
Ví dụ, nếu một nội dung nào đó nhận được tỉ lệ click cao (CTR), nhưng lại xếp hạng là trang thứ 2 trong những kết quả được các công cụ tìm kiếm trả về (SERFs), thì bạn có thể tìm cách thay đổi mô tả, đường link để trang đó nhảy lên vi trí số 1 trong trang kết quả tìm kiếm. Nếu bạn đã làm hết sức có thể để tối ưu hóa nội dung những nó không mang lại kết quả gì, bạn hãy tìm những trang web khác có lưu lượng truy cập cao và nghiên cứu kĩ hơn về nó. Bằng cách này, bạn hoàn toàn có thể xây dựng những chiến lược để đất được hiệu quả cao nhất.
Chiến lược nâng cao xếp hạng tìm kiếm của mỗi trang trong website.
Khi bạn xây dựng kết cấu website, bạn gần như sẽ chọn những từ khóa chi tiết, cụ thể cho từng nội dung, từng trang của bạn. GWT cho phép bạn làm điều ngược lại. Tức là tìm những từ khóa mà xếp hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm rồi mới tạo lập trang. Điều này sẽ mang đến cho bạn những hiệu quả bất ngờ
Sau khi tìm ra từ khóa cho mỗi trang, thêm những từ khóa đó vào công cụ theo dõi thứ hạng để tìm ra những dữ liệu bổ sung như: lượng truy cập. Điều này sẽ giúp bạn khám phá được những cơ hội chưa được khai thác.
Với việc chắc chắn về những từ khóa đó rồi, hãy đảm bảo trang của bạn có chứa tất quả những từ khóa đó. Nên chú ý cho chúng xuất hiện ở phần tiêu đề trang hoặc đoạn văn bản đầu trong trang đó.
Sự dụng công cụ Google’s Labs: Thống kê dữ liệu về tác giả, bài đăng.
Google’s Lab là nơi thử nghiệm những tính năng mới chưa được hoàn thiện của GWT. Một số sau này sẽ được đưa vào thiết lập trong GWT, 1 số thì sẽ bị bỏ đi.
Một tính năng rất hữu ích trong đó là thống kế dữ liệu về những tác giả và bài đăng trên website.
Google’s Tab giúp bạn đăng tải các bài đăng trên các website khác nhau bằng các kết nối bài đăng với tài khoản Google và tài khoản của tác giả bài đăng. Tác quyền google là một trong những chủ đề nóng hổi nhất trong thế giới SEO.
Hình ảnh của bạn sẽ xuất hiên bên cạnh nôi dung của kết quả khi tìm kiếm bài đăng, và nó dễ dàng hơn cho độc gỉa khi tìm kiếm những bài viết liên quan đến tác giả. Trong tương lai, chức năng này sẽ được sử dụng rộng rãi trong google.
Chức năng “Author stats” có thể đươc dùng để thống kế số bài đăng. Cho đến nay thật khó có thể xác định được tổng lưu lượng truy cập vào 1 bài đăng trên nhiều website. Nhưng với công cụ này, bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó.
Với “Author Stats”, bạn không những kiếm soát được bài đăng của mình, mà còn có thể lan rộng bài đăng theo một cách quy mô và ý nghĩa.
Tóm tắt:
Khi bạn phát triển 1 chiến lược SEO, Sử dụng Google Webmaster Tools là một lựa chọn đúng đắn. Phân tích dữ liệu web mang lại cho bạn những ý kiến, thông tin hữu ích và sâu sắc, tạo nên những kế hoạch mới để tăng hiệu quả website của bạn với người dùng, cũng như nâng cao chiến dịch SEO một cách toàn diện hơn.
Bạn đã sử dụng Google Webmaster để hỗ trợ cho công việc làm SEO của mình chưa?
0 nhận xét:
Post a Comment