Nhận dự án, mua uy tín

Monday, April 21, 2014

Giúp bạn phân tích Backlink tốt hơn để vượt qua đối thủ cạnh tranh

11:33:00 PM No comments
 Backlink audit (phân tích Backlink) là hoạt động cần phải có đối với tất cả các webmaster và SEOer chuyên nghiệp và là bước đầu để phát triển bất cứ kế hoạch xây dựng liên kết nào. Một backlink audit là một phân tích chuyên sâu cho phép bạn giám sát chặt chẽ các yếu tố liên quan đến chiến lược xây dựng backlink của một trang web bao gồm cả mạng lưới liên kết không tự nhiên, phân tích cạnh tranh…Một link audit (phân tích liên kết) sẽ giúp phát hiện các vấn đề và cơ hội cho web của bạn và cũng là những bước đầu tiên trong việc phát triển một chiến lược marketing số mạnh mẽ.

Vậy, tại sao một backlink audit lại là một phần quan trọng của trò chơi SEO? Nếu có “phần” quan trọng này thì nó sẽ cho phép bạn có được một bức tranh rõ nét hơn về toàn bộ trò chơi và hiểu rõ hơn tại sao bạn hay đối thủ cạnh tranh của bạn đang có một bộ từ khóa đặc biệt được xếp hạng.

Ngày nay, hoạt động và nghiên cứu backlink audit là cực kỳ quan trọng, đặc biệt khi một trong những tín hiệu chính của thuât toán Google là “liên kết”.

visual-link-explorer-cognitiveseo-1024x517Ảnh chụp màn hình ngày 4/4/2014 của tools.cognitiveseo.com​

Khi nào thì bạn cần thực hiện một backlink audit?

Bất cứ khi nào bạn tự thấy mình ở trong một hoặc nhiều tình huống dưới đây:

- Bạn đang cố gắng phát triển hay cải thiện một chiến lược xây dựng liên kết.
- Bạn muốn phân tích các đối thủ cạnh tranh và có nhận thức rõ ràng về vị trí mà họ đang đứng.
- Bạn muốn tránh bị phạt.
- Bạn muốn phục hồi sau khi bị phạt.
- Bạn muốn tìm ra các cơ hội mới cho chiến lược xây dựng liên kết của mình.
- Bạn muốn xác định những lợi thế cạnh tranh cũng như thiếu sót của mình.
- Bạn muốn hiểu các chiến lược xây dựng liên kết của các đối thủ cạnh tranh đang sử dụng.
- Bạn muốn có được một khách hàng tiềm năng.

Bạn nên tìm hiểu những gì trong một Backlink Audit?

1. Số lượng tên miền có backlink trỏ tới web

Tôi không biết chính xác “sự khao khát liên kết” này bắt đầu như thế nào nhưng tôi chắc chắn một điều rằng: nhiều công ty đang nỗ lực để xây dựng càng nhiều liên kết càng tốt từ bất cứ nguồn nào có thể. Điều này chính là một sai lầm. Các liên kết chất lượng cao hơn mới thực sự có nhiều giá trị hơn. Các webmaster tiếp tục đếm số lượng liên kết thay vì tập trung vào các tên miền có backlink trỏ tới web (Referring Domains).

Chúng ta hãy cùng thử nhìn vào hai trang web đang hoạt động như thế nào dựa trên quan điểm về một mạng lưới liên kết nhé:

- Trang web “A” có 100,000 liên kết đến từ 10 tên miền có backlink trỏ tới.
- Trang web “B”, có 1,000 liên kết đến từ 100 tên miền có backlink trỏ tới.

Vậy bạn nghĩ trang web nào phổ biến hơn trong SERP (trang kết quả tìm kiếm)?

Trang web “B” chắc chắn sẽ hoạt động tốt hơn, ngay cả khi lượng liên kết của nó thấp hơn 10 lần. Tại sao vậy? Bởi nó lại có số lượng tên miền có backlink nhiều hơn gấp 10 lần.

Vậy là, khi bạn cố gắng làm sáng tỏ “bí mật” của một mạng lưới liên kết, thì con số mà bạn nên nhìn vào là số lượng các tên miền có backlink trỏ tới web của mình.

2. Phân tích rủi ro bị Google phạt

Với những thay đổi liên tục trong thế giới online, các webmaster nên có suy nghĩ thường trực về việc phân tích rủi ro hình phạt của Google. Cho dù bạn đang cố gắng tránh một hình phạt hay đang nỗ lực khôi phục sau hình phạt, thì một phân tích backlink là cực kỳ cần thiết. Liên tục giám sát mạng lưới liên kết của bạn sẽ giúp bạn kiểm soát dễ dàng.

Trước tiên, hãy phân tích xem mạng lưới liên kết của bạn trông tự nhiên thế nào? Bạn cần thường xuyên giám sát tỷ lệ giữa các liên kết tự nhiên và không tự nhiên!

unnatural-link-detection-profile-audit-1024x454

Ảnh chụp màn hình ngày 4/4/2014 của tools.cognitiveseo.com​

Khó có thể có một trang web mà mạng lưới liên kết tự nhiên 100% nhưng trong những tình huống thực tế xảy ra ở chính trang web cognitiveSEO của chúng tôi, thì các trang web với hơn 20% liên kết đáng ngờ và không tự nhiên sẽ gặp rủi ro cao là bị Google “tuýt còi” vì những thực hành liên kết xấu.

Việc giám sát liên tục mạng lưới backlink của mình sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về rủi ro có thể bị Google phạt. Có một mạng lưới liên kết không tự nhiên không có nghĩa là bạn sử dụng các thủ thuật mờ ám để có được thứ hạng, mà các SEO bẩn tấn công cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến mạng lưới liên kết.

Nếu bạn muốn có được vị trí xếp hạng lâu dài trong Google, thì hãy theo sát chặt chẽ những Hướng dẫn của Google. Thậm chí để mắt tới một rủi ro hình phạt tiềm ẩn cũng không kém phần quan trọng.

Như thế, giám sát sự phân bổ các liên kết không tự nhiên giúp bạn tránh được các hình phạt của Google và làm tăng cơ hội phục hồi web sau hình phạt của Google.

3. Vạch ra các chiến lược xây dựng liên kết đã được sử dụng

Các chiến lược xây dựng liên kết thường được thảo luận nhiều với lý do là: Các chiến lược xây dựng liên kết thực sự hoạt động.

Một chiến lược xây dựng liên kết hay có thể giúp bạn có được thứ hạng tốt hơn và điều này vô cùng quan trọng cho những ai:

- Đã không trực tiếp thực hiện chiến lược liên kết của mình (họ thuê dịch vụ bên ngoài) và muốn hiểu rõ trang web của mình đang đứng vững như thế nào.
- Đã biết các chiến lược được sử dụng trên trang web của mình, nhưng lại muốn nén xem kế hoạch hành động của đối thủ cạnh tranh như thế nào.

Khi chiến lược xây dựng liên kết được vạch ra, bạn có thể dễ dàng hiểu được các thủ thuật đã được sử dụng và trang web cụ thể được liên kết tới như thế nào. Chẳng hạn, bạn có thể thấy các liên kết đến từ các blogs có chất lượng cao hoặc hầu hết các liên kết thực sự đến từ các danh bạ trang web có uy tín thấp.

Những điều trêh có thể dẫn tới tính không hiệu quả hay thậm chí là bị phạt, nhưng cũng có thể tạo các cơ hội lớn để làm tăng thứ hạng của bạn

Do đó, bằng việc phân tích liên kết chuyên sâu, bạn có thể giải quyết các vấn đề chiến lược của một chiến dịch xây dựng liên kết.

4. Phân tích tốc độ liên kết 

Tốc độ liên kết thể hiện xu hướng tăng trưởng mạng lưới liên kết của một trang web. Chúng ta có thể dễ dàng xác định được hai hướng tốc độ liên kết:

- Sự tăng trưởng liên kết không tự nhiên
- Sự tăng trưởng liên kết tự nhiên

Nếu một tốc độ liên kết thể hiện một sự tăng trưởng cân bằng, thì một tốc độ liên kết không tự nhiên sẽ có nhiều điểm nhọn trên nhiều khung thời gian khác nhau:

slide ​
Phân tích tốc độ liên kết cho phép bạn:

- Hiểu được các liên kết được tạo ra như thế nào và tốc độ trung bình “đạt được” của chúng.
- Xác định các điểm nhọn và phân tích một vài thời điểm khi mà có những điều khác thường xảy ra.
- Phân tích sự thành công hay thất bại của một trang web dựa vào sự yêu thích của mọi người để liên kết tới trang web đó.
- Dự đoán trước một hình phạt do sự phát hiện ra một chiến lược xây dựng liên kết không tự nhiên.

5. Phân tích Anchor Text (văn bản hiển thị liên kết)

Phân tích sự phân bổ văn bản hiển thị liên kết (anchor text) là rất quan trọng vì nó tạo ra những thông tin có giá trị về một chiến lược liên kết của trang web:

shady-anchor-text-profile-1024x585

- Giúp bạn đánh giá được chiến lược xây dựng liên kết hiện nay của mình và tìm ra được từ khóa nào có thể đạt được thứ hạng cao.
- Nó có thể giúp bạn hiểu được mạng lưới liên kết của trang web tự nhiên như thế nào?
- Hiểu được độc giả liên kết tới trang web của bạn như thế nào?
- Có được ý tưởng về chiến lược xây dựng liên kết của các đối thủ cạnh tranh.

Đối với một mạng lưới anchor text tự nhiên và được phân bổ thông thường, thì bạn nên có nhiều anchor text chứa các từ khóa “thương hiệu” hoặc “hỗn hợp” và ít sử dụng anchor text mang mục đích thương mại. Anchor text thương hiệu và thương mại là một trong số những tín hiệu mà Google xem xét khi quyết định xem liệu một trang web có đang cố gắng thao túng các kết quả của mình hay không.

Khi có tỷ lệ % từ khóa thương mại lớn, thì có thể Google sẽ giơ chiếc cờ đỏ lên báo hiệu trang web có khả năng bị cấm.

6. Xác định các cơ hội

Đôi khi, thách thức lớn hơn thì sẽ có nhiều cơ hội lớn hơn. Một backlink audit không chỉ cung cấp thông tin về tình trạng hiện tại và nó còn có thể xây dựng các định hướng hành động tương lai. Bước đầu tiên trong việc xác định các hành động tương lai cho công ty bạn là thành lập một số các chỉ số thực hiện chính (KPI).

Nếu bạn muốn đánh giá độ thành công các chiến lược của mình, thì bạn cần đặt ra các mục tiêu xác định. Hãy hỏi chính mình bạn muốn đạt được những kết quả gì và làm thế nào để bạn đánh giá được chúng. Hãy chọn đúng các KPI để dựa vào đó bạn có thể hiểu rõ những gì là quan trọng cho công ty mình. Chẳng hạn, một trường cao đẳng cần cân nhắc tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên như là một kết quả thực hiện chính trong khi một doanh nghiệp online lại có thể lấy số lượng các chuyển đổi hay khách thăm là KPI tiềm năng. Khi bạn biết bạn muốn gì thì sẽ tìm ra cách mà bạn đạt được mục tiêu, hãy cân nhắc chiến lược xây dựng liên kết thực sự của bạn và định hướng mà bạn muốn theo đuổi.

Tránh hội chứng tê liệt do phân tích

Bạn cần phải quen với thuật ngữ tê liệt do phân tích (analysis paralysis). Nó ám chỉ đến việc sử dụng quá nhiều thời gian vào việc phân tích mà lại quá ít thời gian để đưa ra hành động thực sự. “Tê liệt do phân tích” hay “sự tê liệt của phân tích” có thể xảy ra khi phân tích quá nhiều và nghĩ quá nhiều đã thực sự làm tê liệt kết quả.

Bởi vậy, đừng phân tích quá nhiều dữ liệu không liên quan. Trong một trang thái tê liệt do phân tích xảy ra khi chi phí cơ hội của một phân tích quyết định vượt quá lợi ích của việc đưa ra quyết định. Nó là một loại kinh tế học hành vi. Một quyết định bị trì hoãn vô thời hạn khi dựa trên tất cả các loại lý do “viện cớ” như: “Có thể thời điểm không đúng”, “Tôi không có tất cả các dữ liệu cần thiết”, “Tôi không chắc chiến lược này là đúng, chúng ta có thể nghiên cứu thêm”…vv.

Tôi không nói bạn nên ngay lập tức nhảy vào một chiến dịch xây dựng liên kết mà không thực hiện bất cứ nghiên cứu nào, nhưng ở một thời điểm nhất định, bạn phải ngừng ngay việc phân tích và bắt đầu đưa ra hành động. Bạn cũng nên tập trung vào việc quan trọng và không nên chú tâm quá nhiều đến tất cả các chi tiết nhỏ khi phân tích liên kết.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn có thể tránh hội chứng tê liệt do phân tích:

1. Hãy đặt thời hạn khi làm việc
Hãy xác định nghiêm ngặt thời gian cho mỗi bước phân tích. Chẳng hạn, đặt thời hạn cho thu thập dữ liệu, thời hạn để phân tích nó, thời hạn để tạo ra một danh sách các hướng hành động có thể…vv. Đối với công việc này, bạn phải tôn trọng deadline và chấp nhận rằng bạn sẽ không bao giờ có được tất cả các dữ liệu về một chủ đề cụ thể và bạn sẽ phải làm việc dựa trên những gì bạn đang có.

2. Hợp tác với người khác

Khi bạn đã có ý tưởng về những gì mình muốn làm, hãy hỏi phản hồi từ những người đồng nghiệp. Những phản hồi của họ có thể giúp bạn thúc đẩy công việc và nhanh chóng đưa ra quyết định và có thể cho bạn những lời khuyên mà bạn đang cần.

3. Hãy loại bỏ ý tưởng về sự "hoàn hảo"

Chấp nhận ý nghĩ rằng chẳng có gì là “quyết định hoàn hảo”, chỉ có quyết định tốt nhất có thể được đưa ra trong một bối cảnh cụ thể mà thôi.

4. Hãy chấp nhận thất bại có thể xảy ra

Mọi người thường bị mắc vào hội chứng tê liệt do phân tích vì sợ thất bại. Sự thật là nghĩ quá nhiều sẽ chẳng làm giảm nhẹ sự thất bại của bạn mà thậm chí nó sẽ còn “mời gọi” thêm sự thất bại đến với bạn. Mặc dù điều này thật khó chấp nhận, nhưng bạn cần phải đối mặt với thực tế rằng thất bại có thể xảy ra và thậm chí nếu xảy ra thì cũng không phải là dấu chấm hết.

Kết luận

Trong khi tìm ra lời giải cho câu đố liên kết, một trong những lợi ích lớn nhất là bạn nhìn thấy được một bức tranh lớn. Trước khi bạn bắt đầu tìm ra lời giải cho “phương trình liên kết”, hãy nghĩ đến kết quả nào mà bạn đang tìm kiếm. Hãy chọn những phần quan trọng nhất, đặt chúng lại với nhau theo một cách logic và phân tích chúng chặt chẽ với con mắt khách quan. Đừng dễ nản chí và hãy nhớ rằng: “nghệ thuật của sự giản đơn chính là một câu đố phức tạp”.

0 nhận xét:

Post a Comment