Nhận dự án, mua uy tín

Thursday, July 25, 2013

Các yếu tố vi phạm ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm

10:40:00 AM No comments
Ở những bài trước, Dịch Vụ SEO Tốt các bạn đã chỉ ra cho các bạn thấy các yếu tố tích cực ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm của website. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu các yếu tố và hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến xếp hạng của website bạn.

Rất ít khi người nào đó nhận mình đang đi SPAM, họ nghĩ rằng những việc họ làm là tốt và chắc chắn phù hợp với nguyên tắc, quy định của công cụ tìm kiếm. Chúng ta cũng không biết được công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá một website SPAM như thế nào, chỉ biết là công cụ tìm kiếm sẽ xem xét hàng loạt yếu tố phát sinh từ website bạn và đưa ra được một kết luận cụ thể rằng website bạn có SPAM hay vi phạm chính sách gì không?

Vậy, yếu tố phát sinh nào website bạn không nên làm, để tránh việc công cụ tìm kiếm đưa bạn vào tầm ngắm vi phạm chính sách của họ?

Vt: Nội dung mỏng đét - V là Violations và t là Thin - Mức vi phạm -2.

Hãy cố gắng tạo nội dung thực sự chất lượng - Đừng làm theo số lượng
Để đáp ứng chất lượng và các khiếu nại của người dùng về chất lượng tìm kiếm, Google tung ra thuật toán "Panda" vào tháng Hai năm 2011. Mục tiêu của thuật toán Panda này là những nội dung mỏng dính, thiếu chất lượng, không có giá trị nội dung, không có chất lượng, trùng lặp, SPAM và gây phiền nhiểu cho người dùng.

Việc nội dung của bạn cực kỳ kém chất lượng, mỏng đét, chẳng có giá trị gì, chỉ tạo ra cho có, google sẽ xem những nội dung đó như những nội dung rác, và xử lý nó cũng như rác vậy

Google hay công cụ tìm kiếm cần những nội dung thực sự hữu ích cho người dùng. Hãy tạo ra những nội dung thực sự liên quan đến website bạn và có giá trị cho người dùng.

Va: Quảng cáo / Bố trí hay đặt quá nhiều quảng cáo - V là Violations và a là Ads - Mức vi phạm -1.

Đừng vì mục tiêu lợi nhuận mà phá hỏng website của bạn
Bạn đã bao giờ truy cập vào một trang web và rất khó khăn bạn mới có thể tìm thấy được những nội dung trên đó, đơn giản vì nó có quá nhiều quảng cáo bên trong, làm bạn rối mắt và cảm thấy rất khó chịu?

Thuật toán mới của google Page Layout sẽ giúp bạn giải quyết chuyện này. Matt Cutts, người đứng đầu cải thiện webspam của Google đã mô tả nó như sau:
...Chúng tôi đã nghe những phàn nàn của người dùng khi họ nhấp vào một kết quả tìm kiếm và nhưng họ cảm thấy khó khăn tìm thấy nội dung trên đó, họ không hài lòng với kết quả và trải nghiệm mà trang web mang lại. Thay vì bắt buộc phải xem hàng loạt quảng cáo thì người dùng muốn xem được nội dung ngay lập tức. Vì vậy cá trang web không có nhiều nội dung ở trang hiển thị đầu tiên có nguy cơ dính phải thuật toán này. Nếu bạn click vào một trang web và không nhiều nội dung hiển thị trên trang đầu tiên đầu tiên hoặc dành một phần lớn diện tích của trang web để quảng cáo, chắc chắn rằng ảnh hưởng rất lớn đến người dùng, và trong tương lai, website đó khó có thể đạt được thứ hạng cao.
Hình phạt này dành cho các webiste không có những nội dung phong phú, chất lượng kém, ảnh hưởng đến người dùng, không giúp ích gì nhiều.
Vs: Nhồi nhét từ khóa - V là Violations và s là Stuffing - Mức vi phạm -1.

Hạn chế nhồi nhét từ khóa vào website - Google ghét điều đó
Đây là một trong những chiến thuật SPAM lâu đời nhất mà "sử sách" ghi lại. Công cụ tìm kiếm muốn tìm thấy những nội dung trên website bạn, và những nội dung đó lại được kết hợp từ nhiều từ khóa lại.
"Nhồi nhét từ khoá" từ khóa vào website trong ngắn hạn có thể hiệu quả, nhưng ngay lập tức phía sau hiệu quả đó là website bạn đang vi phạm chính sách của Google, có thể bị trừng phạt ngay lập tức.

Như thế nào gọi là nhồi nhét từ khóa? Không có câu trả lời chính xác, nhưng nếu bạn lặp đi lặp lại một từ khóa quá nhiều lần liên tiếp, thủ thuật chèn thường để ở cuối trang chẳng hạn. Tôi khuyên bạn không nên làm điều đó, hãy phân một mức độ từ khóa thích hợp. Khoảng 3 hay 4% gì đó.

Vh: Ẩn nội dung - V là Violations và h là Hidden - Mức vi phạm -1.

Ẩn nội dung trên website không phải là cách làm tốt cho website bạn
Có thể website bạn chẳng có gì?, chẳng có nội dung gì? Bạn hỏi là thêm cái gì vào website cho đủ đây, cho công cụ tìm kiếm đây? Bổng dưng bạn nghĩ ra được "sáng kiến" là: "Tại sao mình không che giấu nội dung, hay ẩn nó đi nhỉ, mình có thể nhồi nhét từ khóa vào nhưng website mình vẫn đẹp?". Bạn có thể làm việc đó bằng cách làm văn bản bằng màu trắng hoặc cho phông chữ nhỏ hết cỡ lại, có thể đặt bên trong nội dung hoặc dưới chân trang. Vâng, khi bạn làm điều đó, bạn đã vi phạm chính sách của công cụ tìm kiếm và nó cực kỳ ghét điều này.

Công cụ tìm kiếm không thích việc bạn che giấu gì với nó, nội dung ẩn chẳng hạn. Nó muốn nhìn thấy tất cả mọi thứ mà người dùng muốn nhìn thấy. Không che giấu văn bản, kích thước, phông chữ, cách hiển thị, có nghĩa là người dùng thấy gì thì công cụ tìm kiếm cũng phải thấy như thế.

Vc: Che giấu - V là Violations và c là Cloaking - Mức vi phạm -3.

Đừng bao giờ thao túng và đánh lừa công cụ tìm kiếm lẫn người dùng
Đây là một phương pháp SEO mũ đen khá phức tạp. Làm thế nào để bạn có thể gian lận bằng cách hiện thị một cách hoàn toàn khác cho công cụ tìm kiếm, khác hoàn toàn so với những gì mà người dùng nhìn thấy?
Đó gọi là thủ thuật che đậy. Công cụ tìm kiếm thực sự không thích cách làm đó. Đó là một trong những hành động tồi tệ nhất mà bạn có thể làm cho website mình. Google thậm chí còn bị cấm che đậy. Vấn đề này hoàn toàn nghiêm túc, bạn cần suy nghĩ trước khi áp dụng kỹ thuật này.
Website bạn có thể dễ dàng nhận một hình phạt nặng nề đến từ Google và các công cụ tìm kiếm khác, những hành động che giấu đó bị xem như việc bạn cố gắng thao túng xếp hạng của kết quả tìm kiếm.
Vp: Liên kết trả tiền ( Mua bán liên kết ) - V là Violations và p là Paid Links - Mức vi phạm -3.

Google không khuyến khích việc mua bán liên kết - Nếu mua thì hãy chọn lọc
Ok, Google cấm hành động mua bán liên kết. Việc mua bán liên kết chẳng khác nào hành động thao túng kết quả tìm kiếm cả.

Bạn có biết JC Penney bị phạt (3 tháng) vào năm 2011. Nhưng JC Penney phải chịu thêm hình phạt khác sau khi Google phát hiện việc 
JC Penneymua liên kết trả tiền của từ một lượng bài viết khổng lồ từ tạp chí danh tiếngNew York Times. Và hình phạt tương tự của Google cũng dành choOverstock - Một website thương mại điện tử khá nổi tiếng.

Có nhiều cuộc tranh luận đã nổi ra về việc Google có xử lý các website mua bán liên kết thường xuyên hay không? Mặc dù tình trạng này đã diễn ra nhiều năm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Điểm mấu chốt là để xếp hạng cao trên Google, bạn phải tuân theo quy tắc của Google. Đặc biệt là các vấn nạn mua bán liên kết, việc mua bán liên kết ảnh hưởng lớn đến chất lượng của kết quả tìm kiếm và các truy vấn của người dùng.


Nếu bạn bỏ qua các quy định của Google, bạn hãy chuẩn bị nhận đòn từ Google giáng xuống đi nhé. Và không đảm bảo cho bạn rằng, việc mua bán liên kết của bạn không bị phát hiện. Bạn nên nhớ rằng, những kỹ sư của Google không phải là những kẻ ngốc.

Với Bing thì vẫn chưa có chính sách thực sự cứng rắn cho hành động mua bán liên kết, nhưng trên thực tế thì nó không thực sự hài lòng về việc mua bán đó.

**: SPAM liên kết- V là Violations và l là Link - Mức vi phạm -2.

Bạn chuyên đi thả link trên diễn đàn, blog và tất cả những việc đó của bạn đều nhờ các phần mềm tự động. 

Bạn có biết rằng có nhiều ấn tượng không tốt với người làm SEO không? Nhiều người nghĩ đến SEO là đi SPAM và dân SEO thực sự các SPAMer thực sự. Điều này có đúng không?

Nếu bạn tiếp tục các hành động này, nó thực sự không mang lại lợi ích về lâu dài cho website bạn. Thêm vào đó, bạn lại nhận thấy rằng, google đang để ý đến bạn và sẵn sàng tặng cho bạn một "thẻ đỏ" bất cứ lúc nào.


Bất chấp những cảnh báo và quy định của Google, nhiều người làm SEO vẫn tiếp tục các hành động SPAM của họ. Điều này làm Google bắt buộc phải ra tay trấn áp, cân bằng những nội dung rác và thao túng kết quả tìm kiếm của Google. Và với thuật toán Chim cánh cụt, Google đã phần nào hạn chế được điều này. Nhiều website bị đá văng khỏi kết quả tìm kiếm, và sẽ khó khôi phục lại được trong ngắn hạn.

Nếu bạn bị đối thủ chơi xấu bằng cách SPAM link, hãy sử dụng công cụ từ chối liên kết từ mới của Google và Bing. Nó sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn các liên kết trỏ về website mình.

Vd: vi phạm bản quyền / DMCA - V là Violations và d là DMCA - Mức vi phạm -1.

Hãy tôn trọng những sản phẩm do người khác tạo ra - Đừng sao chép vô tội vạ!
Luật bản quyền DMCA cập nhật (Tìm hiểu về DMCA) nhắm đến mục tiêu là các website vi phạm luật bản quyền. Dưới áp lực của Hội công nghiệp ghi âm Mỹ (RIAA), Hollywood và các chính phủ các nước, Google bắt đầu phạt các trang web vi phạm bản quyền, vi phạm Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ kỹ thuật số (DMCA) và bị DMCA yêu cầu gỡ bỏ khỏi các công cụ tìm kiếm.

Không thể chắc chắn rằng tất cả website vi phạm đều bị xử lý bản quyền, nhưng bạn hãy xử lý bất kỳ thông báo vi phạm bản quyền DMCA nào hiển thị trong tài khoản Google Webmaster Tools của bạn. Điều này sẽ tốt cho bạn, tránh việc một ngày nào đó bị đá văng website bạn khỏi công cụ tìm kiếm.


Cảm ơn đã đọc và quan tâm đến nội dung này, có ý kiến gì phản hồi hãy gửi bên dưới nhé. Nếu thấy hay thì chia sẻ đến bạn bè nhé và nhớ...
Read More...

Trùng lặp nội dung sẽ không ảnh hưởng nhiều, trừ khi đó là nội dung SPAM

10:39:00 AM
Nội dung trùng lặp là một trong những vấn đề lớn trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Google thậm chí có nguyên một danh mục chuyên nói về vấn đề này. Nhưng kể từ bây giờ, chúng ta không cần lo lắng về nó nữa. Người đứng đầu bộ phận chống SPAM và cải thiện chất lượng tìm kiếm của Google, Matt Cutts, cho biết rằng Google sẽ không làm căng vấn đề trùng lặp nội dung trong website nữa. Trừ khi những nội dung đó trùng lặp trên mạng và “bốc mùi” của SPAMer.

 
Trong một video được chia sẻ vào hôm qua 22/7 , Matt Cutts trả lời: “Làm thế nào để yêu cầu nội dung trùng lặp (điều khoản và điều kiện, vv) ảnh hưởng đến tìm kiếm?”
Matt Cutts cho biết bạn không nên quá quan trọng và quan tâm về điều đó, trừ khi đó là những nội dung SPAM. Google có thể bỏ qua những nội dung trùng lặp trên website bạn. Matt có nói: “Chúng tôi sẽ không quan trọng hóa hoặc làm căng về điều này trừ khi các nội dung mà bạn đã sao chép là spam hoặc nhồi từ khoá.”
Google muốn nhắc một lần nữa cho tất cả chúng ta biết rằng, vấn đề trùng lặp nội dung trên website bạn là điều không đáng lo ngại, Google sẽ hạn chế áp dụng hình phạt cho vấn đề này. Google đủ thông minh để biết được nội dung nào xứng đáng được xếp hạng cao. Và Google không muốn hiển thị cùng một nội dung tìm kiếm cho cùng một truy vấn, họ muốn đa dạng hóa các kết quả tìm kiếm của họ.
Read More...

Cách Fake Pagerank, cách kiểm tra PR fake, Page rank thật

10:38:00 AM No comments
@ Thời gian vừa qua, cộng đồng SEOer Việt Nam xôn xao bàn tán về tự nhiên xuất hiện hàng loạt các site có PR cao ngất ngưởng. Thậm chí nhiều site PR 8,9 đem ra làm forum, rao vặt. Đặc biệt trong giai đoạn mọi người đang chờ đợi 1 đợt cập nhật PR mới của GoogleĐiều đó khiến không ít sự hoài nghi, vậy đó có phải là PR thật không? Hay là Fake? Vì không dễ gì để có được 1 site có PR cao, không dễ gì chủ Domain cũ bỏ đi mà người khác lại mua được. Và 1 site có PR cao như vậy, lại đem đi làm forum, hay diễn đàn rao vặt....Khá nhiểu SEOer đều dựa vào các Tool hiện có để check, nhưng kết quả không show ra được. Ở bài này, tôi muốn review và tổng hợp lại các kiến thức basic mà tôi vẫn đang làm và áp dụng. 

Rất nhiều SEOer đã từng hỏi tôi, họ muốn “độ” PR site của họ, và làm cách nào để họ thực hiện điều đó?

Google PageRank (Google PR) là một trong những phương pháp để Google sử dụng để xác định sự liên quan hay tầm quan trọng của trang. Nếu một trang Web có PageRank cao hơn thì sẽ có nhiều khả năng xuất hiện ở phía trên cùng của kết quả tìm kiếm. Google PageRank (PR) có thước đo từ 0-10.

Chính vì vậy, để có được PR cao nhiều Webmaster/ SEOer đã tìm mọi cách kể cả Black hat hoặc White hat để giúp trang web của mình có được PR cao. Việc có được PR cao thì tùy thuộc vào mỗi mục đích khác nhau của mỗi người.


Ở bài này, tôi hướng dẫn các bạn cách Fake pagerank và làm thể làm để kiểm tra và biết được đó là PR fake.


1, Cách Fake PR lên đến 10 hoặc bất kỳ Pagerank mà bạn muốn


Thật khó chịu khi bạn muốn trang đổi Texlink với đối tác nhưng đều bị từ chối, chỉ vì site của bạn có PR thấp, hay bạn muốn “độ”PR cao để thu hút và gây sự chú ý của cộng đồng mạng, hoặc bạn Fake PR rồi đển bán Domain…Do vậy bạn cần phải Fake PR cho site của bạn phải cao lên 1 chút.

Bài viết này tôi chia sẻ cho bạn một số cách giả mạo Page rank bất kỳ nào mà bạn muốn:

Bước 1:
 Bạn cần mua 1 Domain

Bước 2: Để làm được điều này khá là đơn giản. Chỉ cần bạn add một đoạn code hàm php header vào website :
<?php
if(ip is in list) (list of google IPs){
header(”HTTP/1.1 301 Moved Permanently”);
header(”location:http://Cnsroad.com”);
exit;}
else
{
header(’Content-Type: text/html; charset=ISO-8859-1′);
//Show your site
};
?>


Bước 3:
 Chờ đợi Google cập nhật PR. Thông thường thì khoảng 3 tháng có một đợt cập nhật. Và lần cập nhật thứ 2 trong năm rơi vào khoảng từ ngày 28/7/2013 đến 2/8/2013.


2, Cách phát hiện và kiểm tra Fake Page rank


Bạn mua phải một tên miền có PR giả, hoặc bạn trao đổi Textlink với 1 site có PR giả, điều đó sẽ khiến bạn khó chịu và tức giận. Rất đơn giản, bạn có thể sử dụng một số công cụ sau để biết chính xác được PR của site đó.

Bạn có thể kiểm tran tại Cekpr.com, checkpagerank.net hoặc http://www.seomastering.com/fake-pagerank-checker.php
Bạn có thể xem hình ảnh kết quả kiểm tra bên dưới.

Hình ảnh hướng dẫn cách kiểm tra Pagerank có Fake hay không


Nếu kết quả hiển thị của bạn là ” Pagerank is Valid ” thì PR đó là chính xác. Ngoài ra bạn có thể xem thêm về lịch sử hoạt động của Domain đó, trên hình ảnh minh họa có chữ ” Domain History “. Bạn click vào đó để biết rằng Domain đã có thời gian hoạt động như thế nào, bao lâu.
Hình ảnh tiếp theo là 1 site có PR 7, nhưng bị Fake.



Kết quả hiển thị của một site có Fake Pagerank

Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra lịch sử của Domain đó tại archive.org. Nếu nó hiển thị kết quả là site/ URL của bạn thì đó là PR thật, nhưng nếu nó hiện kết quả của 1 site khác, URL khác với các thông tin dạng: Time out, Redireced, hoặc URL khác thì đó là FAKE.


Ngoài ra, cũng có nhiều Webmaster, khi Site của họ có PR cao, và họ đã Direct 301 sang một Domain khác. Do đo toàn bộ sức mạnh của domain cũ đã được chuyển hết sang 1 trang mới, nhưng thời gian này thông tin PR trên đó vẫn còn.


Để kiểm tra được, bạn có thể sử dụng phương pháp sau:


Bạn vào Google và gõ: Info:yourdomain.com. Nếu kết quả URL trả về vẫn là Domain của bạn thì đó không phải là Fake hoặc bị ReDirect 301. Bạn xem hình ảnh minh họa bên dưới.



Hình ảnh cho thấy, kết quả trả về với URL là Cnsroad.com.

Tiếp ví dụ bên dưới là của 1 Website đã bị Fake PR bằng hình thứ reDirect 301 sang 1 trang khác.



Đây là kết quả của 1 site đã bị reDirect 301/302Nghĩa là sao? Tôi đã vào Google và gõ thử tìm kiếm: Info:koalp.org và nhấn Enter. Nhưng kết quả trả về với URL lại là của một site khác. Các bạn có thể nhìn rõ chữ Kisa.or.kr. Nếu đúng ra kết quả trả về phải là Koalp.org. Như vậy đã cho thấy rõ vấn đề đề khả nghi đối với Domain Koalp.org. Mà như hình ảnh minh họa trên đã cho kết quả là Fake.

Ngoài ra còn rất nhiều cách kiểm tra và thước đo khác để bạn có thể biết được Domain mà bạn đang có ý định mua hoặc trao đổi Texlink nó có phải là Fake hay không. Bạn cũng có thể xem các link, mục trên site đó có PR không, hoặc lượng Backlink của site đó. Nếu 1 site có PR lớn thì không thể các trang con lại PR 0 hoặc n/a, hoặc cũng không thể không có Backlink. Và bạn cũng có thể kiểm tra trên Alexa hoặc ahrefs.com. Ngoài ra, nhiều site khi kiểm tra bằng cú pháp site:domain.com hoặc info:domain.com trên Google không phát hiện là Fake. Nhưng khi kiểm tra bằng Alexa lại phát hiện ( Cách này không public nhé )


Kết luận: Nếu bạn gặp bất kỳ 1 sự nghi ngờ nào, tôi khuyên bạn hãy từ bỏ và STOP hợp tác với các Domain đó, dù gì đi nữa, các Tool, các công cụ tôi chia sẻ ở trên cũng chưa hẳn là đã chính xác. Vì đó chỉ là máy, là tool chứ không phải là còn người. Không có gì là tuyệt đối.


@ Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến Fake Pagerank, hoặc chưa rõ, vui lòng chia sẻ tại đây. Nếu bạn biết những thủ thuật, kiến thức khác mới hơn, vui lòng chia sẻ để mọi người cùng biết.
Read More...

15 sai sót thường gặp được phát hiện trong quá trình kiếm tra website

10:37:00 AM No comments
SEO , tiếp thị ‘’hai chiều’’ hay tiếp thị nội dung. Dù bạn gọi nó bằng bất kể cái tên nào, thì chúng đều là những thuật ngữ đơn giản nhằm ám chỉ 1 công việc vô cùng phức tạp.

Cũng giống như ô tô, 1 thời chúng ta có thể đoán được sự rò rỉ cùa dầu xe, sự hỏng hóc của phanh hay 1 chút thay đổi của động cơ. Nhưng thời kì đó đã chấm dứt bởi vì các loại xe ô tô đã trở nên phức tạp hơn, vì vậy những chủ xe không còn cách nào khác ngoài việc mang nó đến các thợ sửa chuyên nghiệp. Điều này cũng xảy ra tương tự với tiếp thị trực tuyến.


Không còn việc bạn có thể mang 1 chiếc cờ lê sau đó vặn và tự kiểm tra được phần nào đang làm việc hay đang không làm việc rồi biết : ‘’Chỉ có 1 chút hỏng hóc nhỏ thôi mà’’

Ngày nay, nếu bạn không hiểu được các thuật toán xếp hạng của Google làm việc như nào, nó có thể gây ra nhiều khó khăn cho website của bạn. Bạn có thể làm giảm vị trí xếp hạng trang web của bạn rồi dần dần quên lãng nó đi. Vậy hãy chỉ cần hỏi những người mà đã ‘’phục hồi’’ dậy từ Penguin 1.0, chứ chưa cần kể đến 2.0.

Điều đó có phức tạp? Có. Đơn giản bởi vì sự thay đổi liên tục từng giờ từng phút của nó. 

Bạn có nên tiếp tục làm SEO nữa hay không? 
Nhưng tôi biết thông điệp này sẽ khá tốn thời gian để hiểu được. Sau khi theo dõi Moz và 10 bản tin, có phải tất cả chúng ta đều hiểu được không? .Không, chỉ là 1 số thôi.

Thành thực mà nói, 1 sô người vẫn chưa thực sự có được những hiểu biết và kĩ năng cần thiết để làm SEO cá nhân. Nếu không thì đã không xảy ra tình trạng như hiện nay: rất nhiều người đang cố gắng trong tuyệt vọng để ‘’khôi phục’’ từ Panda, Penguin, Google Penalties, các sự thay đổi trong thuật toán xếp hạng, hay từ việc sử dụng các thủ thuật mà họ đã không biết/hiểu/quan tâm.

15 điều bạn lẽ ra đang nên làm với website của bạn ( có thể bạn không đang không thực hiệ n chúng)

Đã đến lúc bạn phải nhờ 1 chuyên gia chăng? Dưới đây là 1 list các sai sót phổ biến nhất đã được phát hiện ra trong qua trình kiểm tra website hàng tuần. Xem list này và đối chiếu với cách bạn đang làm:

1. Hosting/Server 


- Phải chăng Google nghĩ rằng website của bạn là website duy nhất trên máy chủ đó hay còn nhiều các website khác nữa?
- Website của bạn có thể không đang truy cập được hay không? Và không truy cập được bao lâu?
- Website của bạn có sử dụng các công cụ đệm hay nén bộ nhớ hay không?

- Hosting
Bạn nên có 1 số phiên bản server ảo chuyên dụng để khi công cụ tìm kiếm kiểm tra, nó sẽ nghĩ nội dung website mà nó sở hữu server. Tốt nhất là không liên kết với những website ‘’xấu’’ để làm ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn.

- Server
Đệm hay nén bộ nhớ để website của bạn có thể được truy cập nhanh chóng dù là lúc load hay download. Để thời gian truy cập website của bạn đạt càng gần mốc 100% càng tốt.
Mẹo: Nếu website của bạn không truy cập được ít hơn 1 ngày, điều đó không ảnh hưởng gì.

2. Giải pháp cho tên miền


Hãy kiểm tra tên miền website của bạn. Bạn sử dụng www hay không sử dụng nó?
Tên miền của bạn dù là www hay không và cả tên trang chủ có trùng nhau hay không? Ví dụ, 1 website sử dụng ‘’không www’’ cho tên miền của nó, những đã không tạo ra 301 Redirect cho miền www của nó. Bây giờ Google nghĩ rằng nó sở hữu 3 website 1 lúc.

Đảm bảo rằng bạn phải chọn được 1 phiên bản tên miền và chuyển hướng trang chủ tới nó.

Lời khuyên: Không có trường hợp cụ thể nào có thể giúp bạn chọn được 1 phiên bản tên trang cả.

3. Sơ đồ website(Sitemaps)

Hãy tự hỏi bản thân những điều dưới đây:
- Bạn đã có 1 sitemap.xml mà liệt kê các trang chỉ mục hay chưa?
- Bạn có update nó thường xuyên không? Bạn có những nội dung mới khi nào? Đã từng hày chưa bao giờ?
- Sơ đồ website của bạn có được tải lên server sau khi đã được tạo?
- Bạn có để các công cụ tìm kiếm biết bạn có 1 sơ đồ website?
- Trong khi chúng ta đang nói về sơ đồ website, nếu cần thiết bạn có thể đưa ra 1 vài sitemap cho các hình ảnh và video trên trang của bạn hay không?

Sơ đồ website vô cùng quan trọng trong việc giúp các công cụ tìm kiếm xác định các nội dung trên trang web mà nó có thể bỏ qua khi thu thập dữ liệu.


Lời khuyên: Nếu bạn không có 1 sơ đồ web, website của bạn sẽ vẫn bị lập chỉ mục.

4. File Robots.txt
Website của bạn có sử dụng chính xác Robots.txt? Bạn có nhận được các tin nhắn lạ từ SERP hiển thị trang mà bạn nghĩ rằng bị giấu khỏi kết quả tìm kiếm nhưng thực ra lại không phải hay không?

Những điều bạn có thể chưa biết: các file robots.txt không chặn các trang của bạn khỏi việc được tìm thấy. Các file đó chỉ chặn việc lập chỉ mục nội dung chứ không chặn việc lập chỉ mục thông tin trang. 


Vấn đề ở đây là: nếu 1 trang chứa file robots.txt và bạn muốn chặn nó khỏi kết quả tìm kiếm, thẻ không chỉ mục không thể được đọc trên trang này thì URL của trang sẽ được chỉ mục với thông báo giải thích rằng: Robots.txt đã chặn nó.
Lời khuyên: Bạ n có thể sửa lỗi này bằng cách khóa phần phân cấp thư mục trong robots.txt và sử dụng mã trang không chỉ mục.

5. Tốc độ trang
Bạn đang kiểm tra tốc độ trang web của bạn? Bạn có hiểu được những đánh giá từ công cụ kiểm tra tốc độ trang của Google?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe tốc độ trang chỉ góp 1% vào việc truy vẫn của trang, nhưng chúng ta vẫn chưa gặp 1 trang web nào mà không tăng điểm trang web của họ lên trên 90.

Những người truy cập mà không thể tải trang web của bạn trong 1 giấy tối đa là 3 đến 4 giấy họ có thể sẽ không bao giờ truy cập lại vào nó nữa.


Lời khuyên: Nếu bạn muốn mốc 90 hay cao hơn thế, bạn có thể đạt được nó. Đảm bảo rằng bạn sẽ không ở mức dưới 85. Không tồn tại những quy tắc cho điều này mà chỉ có thể sử dụng kinh nghiệm cá nhân mà thôi

6. Thu thập thông tin trang
Sử dụng 1 công cụ như Screaming Frog để thu thập thông tin website của bạn và hãy thực hiện kiểm tra những điều dưới đây:
- Văn bản gốc (Anchor Text) của bạn có được viết chính xác?
- Việc chuyển hướng có diễn ra đúng cách?
- Bạn gặp vấn đề về thu thập thông tin web?
- Bạn có những liên kết hỏng?
- Thẻ meta của bạn quá dài, quá ngắn, trùng lặp hay không tồn tại?
- Thẻ tiêu đề của bạn quá dài, quá ngắn, trùng lặp, quá tối ưu hóa, hoặc không tồn tại?
- Bạn có đang sử dụng các văn bản alt trong thuộc tính alt một cách chính xác?


Lời khuyên: Sử dụng công cụ thu thập thông tin website ở 1 mức độ rộng như Screaming Frogs dẽ giúp bạn phát hiện ra các vấn đề nhanh chóng chỉ trong 1 bản báo cáo.

7. Nội dung trùng lặp 

Lần cuối cùng bạn kiểm tra nội dung website của bạn cho sự trùng lặp trong SERP hay không là khi nào?
Nội dung của bạn là nội dung gốc 100% nhưng không có nghĩa là nó đang không bị trùng lặp ở 1 website nào khác. Bạn cần kiểm tra thường xuyên nội dung các website của bạn.

Lời khuyên: sử dụng các trang web như Copyscape để kiểm tr nội dung có bị sao chép hay không, và đôi khi cũng cần tự kiểm tra. 1 vài bản copy được chép và Flash và chỉ có thể được tìm thấy trên Google chứ copyscape không thể nhận ra được.

8. Canonicalization 


Bạn đã bao giờ kiểm tra xem thẻ canonical có được thực hiện đúng cách hay không? Và bạn đã có thẻ canonical chưa?
Thẻ Canonical có thể thông báo cho Google rằng:
- Nội dung mà bạn đã tốn thời gian tạo ra là thuộc quyền sở hữu của bạn
- Những trang khác có nội dung trùng lặp đó đều là trang copy lại bản gốc của bạn

Lời khuyên: Canonicalization bây giờ là cách duy nhất để thông báo với Goole nội dung đó là của bạn.

9. Nội dung
Nội dung là một trong những phần quan trọng nhất quyết định sự tồn tạ và quyền tác giải của 1 trang web. Nếu không có nội dung hay, website của bạn khó có thể có được vị trí xếp hạng tốt và như thế sẽ rất ít người dùng muốn làm việc lâu dài với website của bạn.
- Nội dung của bạn có giàu thông tin?
- Bạn có tạo ra những nội dung gốc, độc đáo thường xuyên?
- Bạn có update nội dung thường xuyên hay chỉ là các trang blog?
- Bạn cần có những nội dung mới, độc đáo, gốc cho webstie của bạn thường xuyên.

Lời khuyên: Hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn dài hơn 600-700 từ trên trang web của bạn. "Nội dung mỏng" có thể sẽ khiến bạn có bị phạt và bởi vì điều đó chỉ làm hại website của bạn, đừng ‘’tiết kiệm’’ ở đây.

10. Khả năng sử dụng
- Bạn đã từng kiểm tra khả năng sử dụng trang web của bạn chưa? Nó có dễ dàng để sử dụng không? Người dùng có cảm thấy đơn giản không?
- Bạn có ít hơn 3s để tạo dựng niềm tin với người sử dụng
- Bạn nên thiết kế website của bạn bằng văn bản nháy để dễ dàng chỉ dẫn cho người dùng truy cập vào.
- Hãy đảm bảo rằng luôn hiển thị nổi bật các đường chỉ dẫn đến website của bạn 


Lời khuyên: Trước khi thay đổi hoặc thêm bất kì thứ gì vào thiết kế của trang, hãy tự hỏi rằng:
- Điều này có giúp website tốt hơn với người sử dụng không?
- Điều này có giúp website tốt hơn cho các công cụ tìm kiếm không?
- Điều này có giúp bạn kiếm thêm tiền?
- Điều này có cung cấp tin tức cho người sử dụng không?

Nếu câu trả lời cho những câu hỏi trên là không, hãy kiểm tra lại tại sao bạn lại định thêm hay sửa website của bạn. Nó có thể rằng những thay đôỉ đó không hữu ích với người dùng.

11. Phân tích của bạn 
Những phân tích sẽ giúp website của bạn duy trì được lâu hơn cho các công cụ tìm kiếm và người sử dụng trước những nguồn dữ liệu khác.
- Bạn kiểm tra các phân tích về website của bạn bao lâu 1 lần?
- Bạn có đang dùng Google?
- Nếu không, phân tích của bạn có cung cấp cho bạn dữ liệu dạng hạt không?
- Bạn có đang kiểm tra so sánh các số liệu website không?

Ngoài việc hiển thị chuẩn đồ họa, bạn còn có thể thấy được 1 số thứ khác trong phân tích của bạn:

- Truy vấn từ khóa: Bạn có nghĩ trang web của bạn được hiển thị trong các kết quả tìm kiếm nó nên được hiển thị? Có thể nó không được hiển thị nhưng ít nhất câu hỏi này có thể giúp bạn có ý tưởng về việc trang của bạn được tìm thấy như thế nào và liệu điều đó đã thay đổi hay chưa.Những thay đổi lớn ở đây có thể chỉ ra những thay đổi khác về website của bạn. Các thông báo về điều này sẽ được tìm thấy.

- Tìm kiếm trả tiền và không trả tiền: Việc thực hiên tìm kiếm trả tiền của trang web của bạn diễn ra như thế nào? Hãy luôn kiểm tra để mọi thứ diễn ra ổn thỏa. Những thông số khác như các nguồn trực tiếp hoặc liên quan có thể đang gửi về 1 lưu lượng truy cập đủ lớn để giấu đi website của bạn.

- Tìm kiếm có thương hiệu và chưa có thương hiệu: Thương hiệu website của bạn đi xuống? Bạn có lẽ nên xem liệu có phải bạn đã thay đổi trong tiếp thị ngoại vi hoặc kiểm tra SERP cho việc kinh doanh các list thương hiệu. 1 khác hàng thì bị mất 10% lưu lượng truy cập tới những trang mà mua từ khóa phổ biến và các thuật ngữ nổi tiếng. Sự giảm sút này là do Adwords chứ không phải do sự thay đổi trong thuật toán xếp hạng như mọi người đã dự đoán.

- Trang chuyển đổi: Sự chuyển đổi của bạn theo chiều hướng lên hay xuống? Bạn có tạo ra sự thay đổi cho website hay kế hoạch tiếp thị của bạn cho sự đa dạng này? Kiếm tra các thông số chuyển đổi, nếu sự chuyển đổi của bạn giảm đáng kể, điều này sẽ là 1 thông báo chỉ ra rằng nhiều hơn các lượt view cần được thực hiện. 

Lời khuyên: Có rất nhiều dữ liệu trong phân tích của bạn mà có thể chỉ ra mọi thứ từ chiến lược tiếp thị đến việc làm thế nào để có hơn 100000 người dùng . Đừng chỉ kiểm tra số lượt thăm website, bởi vì nếu vậy bạn có thể đang bỏ qua những thông tin mà giúp website của bạn tránh đc khó khăn và để tiến về phía trước. 

12. Webmaster Tools


Bạn đang sử dụng Webmaster Tool của Google? Và của Bing? Nếu vậy bạn có hiểu được những gì dữ liệu đang thông báo tới bạn và bạn có chú ý tới nhứng tin nhắn đó không?

Webmaster Tool có thể cung cấp nhưng thông tin hữu ích và tức thì về website của bạn bao gồm:
- Các tin nhắn từ Google thông báo cho bạn lý do tại sao nó giảm thứ hạng website của bạn
- Bao nhiêu trang được lập chỉ mục.
- Bao nhiêu trang được thu thập dữ liệu, đã từng được thu thập thông, và được loại bỏ.
- Truy vấn gì cần được sử dụng để tìm thấy trang web của bạn.
- Những gì liên kết đang được sử dụng nội bộ.
- Những gì liên kết được tìm thấy ở trang web của bạn (và ngay cả khi chúng được chuyển qua một trang web khác).
- Làm thế nào Google xem trang web của bạn.
- Những thay đổi gì giúp trang web của bạn trở lại xếp hạng bình thường

Lời khuyên: Webmaster Tool cần được kiểm tra hàng ngày, hàng tuần hoặc nhiều hơn. Các dữ liệu ở đây có thể chỉ ra chiến lược tiếp thị, ngăn chặn một trang web xấu tấn công liên, giúp bạn kiểm soát cách Google thu thập dữ liệu từ trang web của bạn, và hơn thế nữa. Có rất nhiều thông tin trong những công cụ quản trị web này và việc sử dụng thích hợp sẽ tạo ra sự khác biệt hoàn toàn để làm nên thành công hay thất bại. 

13. Truyền thông đại chúng (Social Media)
Social media có không ít tác dụng so với các thông số. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó giúp bạn có được các khánh thăm trung thành và ảnh hưởng của nó lên ROI cũng lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta đã nghĩ. Hãy đảm bảo rằng bạn sãn sàng ngồi lại và bàn về kế hoạch cho truyền thông xã hội , cách thực hiện nó, chiến lược cho nó là gì v.v.v
- Bạn có 1 kế hoạch truyền thông xã hội thích hợp hay chưa?
- Nó có hỗ trợ thực hiên các mục tiêu của website của bạn không?
- Bạn thực hiện nó trên website của bạn như thế nào?

Lời khuyên: Bạn nến cho phép người sử dụng dễ dàng chia sẻ nội dung website của bạn chứ không đơn giản chỉ là theo dõi hoặc like nó thông qua tất cả các kênh thông tin đại chúng. Sau đó sử dụng chiến dịch truyền thông đại chúng của bạn để thúc đẩy tất cả các kênh của bạn thông qua các hoạt động tiếp thị của bạn. 

14. Gắn thẻ
Bạn có đang sử dụng thẻ schema? Bạn có biết thẻ schema là gì? Bạn có biết ảnh hưởng thực của nó lên các thông số web của bạn là như thế nào? 


Thẻ schema là 1 lọaị thẻ mà giúp các công cụ tìm kiếm lấy dữ liệu từ website của bạn và đưa về website của chúng. Ở Google, bạn có thể nhận ra điều này ở hiển thị ‘’Knowledge Graph’’ phía bên phải của các SERP.


Các thẻ Author lại cho phép liên kết tác giả thực với nội dung của họ. Bạn có đang sử dụng thẻ Author trên website của bạn? Khi Google để hiên thị hình ảnh hay dữ liệu gắn với tên tác giả của nó thì hình ảnh đó sẽ giúp tăng số người truy cập vào nó từ các kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ giúp các thông số website và SEO của bạn.

Lời khuyên: Vieech gắn thẻ schema sẽ giúp làm tăng 1 loại tìm kiếm ở hộp công cụ của Google gọi là tìm kiếm thực thể. Hãy đảm bảo rằng bạn đã gắn thẻ schema trên website của bạn, nếu không bạn sẽ gặp khó khăn hơn nhiều. Trang schema.com có đầy đủ tư liệu chỉ dẫn cách để dùng thẻ schema.

15. Các backlink


Lần cuối cùng bạn kiểm tra 1 hồ sơ liên kết trên website của bạn là khi nào? Bạn có biết chính xác tỉ lệ phần trăn các link tốt so với link xấu hay không? Bạn có biết được các link xấu làm việc trên website của bạn như thế nào và bạn sẽ phải làm gì nếu các link đó tồn tại trên website của bạn?

Các liên kết là phần được xem xét kĩ nhất trong thuật toán xếp hạng của Google ngày nay. Bạn có được chúng như thế nào, với tốc độ bao nhiêu, từ đâu, từ ai có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại website của bạn, bởi vì 1 đổi thủ cạnh tranh có thể sẽ tấn công website của bạn bằng các liên kết xấu.

Nó chỉ chiếm khoảng X phần trăn (tôi biết nhưng không cần chia sẻ) để khiến cho sự tồn tại website của bạn giảm đi. Không chú ý vào phần này của website chính là 1 trong những cách nhanh nhất bị đẩy ra khỏi kết quả của công cụ tìm kiếm.

Lời khuyên: Nhiều người đã nhận ra điều này và chỉ tạo ra các nội dung tốt để có được các liên kết.
Nếu bạn không bao giờ mua các liên kết, bạn sẽ phải đợi nhiều năm để có được các liên kết mà 1 website cần để có thứ hạng cao trong thị trường cạnh tranh ngày nay. Vậy bạn phải tìm ra 1 vài cách để có được chúng nếu mô hình kinh doanh của bạn thực sự cần.

Chìa khóa để mua được các liên kết thành công : nó phải trông thật tự nhiên. Nếu bạn không chắc chắn làm được điều này, hãy thuê 1 chuyên gia. 

Vậy bạn đã làm như thế nào?
- Tất cả các điểm trên đều là 1 nhân tố trong kế hoạch tiếp thị SEO chăng?
- Với những người làm SEO, bạn đã làm tốt những điều trên? Bây giờ bạn có thể trả lời những câu hỏi trên và đưa ra giải pháp cho chúng chưa?

Hay bạn vẫn đang thiếu 1 vài thông tin cần thiết để trả lời chính xác các câu hỏi đó? Bạn đang cảm thấy đôi chút hoang mang, Nếu vậy, mọi thứ vẫn ổn.

Thực tế, tất cả 15 mục trên chỉ là 1 phần trong số những gì 1 SEO chuyên nghiệp làm để tối ưu hóa sự hiển thị , vị trị, sự tồn tại và quyền tác giả website của họ. Nhưng hy vọng nó sẽ giúp bạn hiểu được hơn rằng tại sao làm SEO không hề rẻ.
Các tiêu đề hôm nay đều nói về tiếp thị nội dung, xã hội, những tim tức nóng hổi nhất, những thứ mới nhất nhưng tất cả các yếu tố để duy trì SEO thì vẫn vậy.

Tất cả các người quản lí website đều nên biết SEO làm việc như thế nào, hiểu được các dịch vụ họ có thể nhận được. Ngược lại nếu bạn đang gặp bế tắc trong việc hiểu hết về SEO và bắt đầu không quan tâm về nó nữa, bạn có thể sẽ là nạn nhân trong sự thay đổi thuật toán xếp hạng của Google. 

Website của bạn cần 1 chuyên gia về SEO giỏi

Nếu bạn không thực sự hiểu những gì bạn đang làm, bạn sẽ không tiếp tục cố gắng để sửa xe ô tô của bạn, đặc biệt là khi luôn có những thợ sửa chuyên nghiệp có thể giúp bạn làm công việc này. Nó có lẽ chỉ tốn 1 chút tiền nhưng xe của bạn sẽ chạy được lâu hơn và vận hành tốt hơn.

Một chuyên gia SEO cũng giống như 1 thợ sửa ô tô ở trên. Đứng để đến tận khi website của bạn sắp không còn tồn tại mới tìm một chuyên gia sửa nó. Hãy ưu tiên luôn duy trí nó vững bền.

Bằng việc tìm 1 chuyên gia về SEO giúp ngay từ đầu, bạn sẽ hạn chế sự tụt hạng trên Google 1 cách đáng kể – điều mà các doanh nghiệp luôn phải đau đầu hàng tháng trời để tìm cách giải quyết.

Sẵn sàng thừa nhận mình cần giúp đỡ là bước đâu tiên và là cách tốt nhất đảm bảo các bước tiếp theo mà bạn thực hiện sẽ không phải bị sửa lại hoàn toàn.
Read More...